Các tiêu chí chọn mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn đúng cách, phù hợp với bạn
1-Mũ bảo hiểm là gì?
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô,... nhằm đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh.
Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.
Ngày nay, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện 2 bánh tham gia giao thông nhằm để hạn chế xảy ra tai nạn giao thông, và đảm bảo được tín mạng con người.
2. Nguy hại khi sử dụng mũ bảo hiểm giả
Hiện nay, trên thị trường hàng giả thường có mẫu mã giống hệt hàng thật nhưng chất lượng thì kém hơn rất nhiều, sử dụng hàng giả không những khiến người dùng mất tiền mà đi cùng với nó là những nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Có nhiều người rất vô tư nghĩ rằng chỉ có những sản phẩm thực phẩm làm giả mới ảnh hưởng nghiêm trọng còn những sản phẩm ngoài thân như mũ bảo hiểm thì cũng khó có thể được làm giả, hay hàng kém chất lượng.
Đây là những suy nghĩ vô cùng ngớ ngẩn vì khi sử dụng mũ bảo hiểm giả có thể khiến những người tham gia giao thông bị thương nghiêm trọng hơn khi xảy ra tai nạn. Mũ bảo hiểm giả thường giòn, dễ vỡ, khi vỡ các mảnh vỡ sẽ nhọn và sắc làm tăng nguy cơ chấn thương não.
Kèm theo đó những chiếc mũ bảo hiểm giả thường được làm từ nhựa tái chế vậy nên khi sử dụng có thể làm nấm da đầu, viêm da, ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe người tiêu dùng.
3.Tiêu chí chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Xác định loại nón bảo hiểm phù hợp
Nên xác định loại nón nào bạn thích và hợp với khuôn đầu của mình trước khi mua. Nón bảo hiểm thường được chia làm 5 loại như sau:
- Nón nửa đầu: rất được ưa chuộng, vì tính gọn nhẹ không gây mỏi cổ khi tham gia giao thông.
- Nón hở mặt (3/4): Bao trùm toàn bộ phần sọ, nhưng phía trước mặt không che chắn. Loại nón này cá tính và thích hợp cho những ai đi dòng xe café racer hay track.
- Nón lật (flip-up): Loại nón này gần như bao trùm nguyên đầu, nhưng mặt trước có thể lật lên được.
- Nón off-road/motocross: Nón tập trung bảo vệ phần cằm và lưỡi cho các tay lái mô tô đam mê xe cào cào và mạo hiểm.
- Nón trùm kín đầu (Full-face): Loại này rất được ưa chuông bởi dân chơi xe phân khối lớn vì nó có sức bảo vệ cao nhất trong 5 loại, nhưng giá của nón fullface rất đắt và cồng kềnh và đặc biệt dễ bị mất cắp.
Kiểm tra nón bảo hiểm
Lớp vỏ nón bảo hiểm bên ngoài phải là composites, sợi thủy tinh hoặc vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thụ lực và tác động lây lan, có thể chống xâm nhập bởi các vật sắc nhọn và phân tán lực tác động.
Bạn có thể đập nhẹ vào tường để xem độ nẩy của nón hoặc dùng vật nhọn như chìa khóa hay cây kim đâm vào.
Phía sau lớp vỏ nón là một lớp hấp thụ va đập, thường là polystyrene (xốp), để hấp thụ va đập và làm giảm tối đa lực tác động ảnh hưởng đến đầu, nên mua những loại nón có thể tháo rời lớp xốp ra được để dễ dàng vệ sinh và kiểm tra tình trạng của lớp xốp.
Ngoài ra quai đeo là bộ phận quan trọng giúp cố định đầu và nón khi xảy ra tai nạn giao thông, khi chọn nón cần chọn những loại có quai chắc chắn và có miến lót cằm thật êm.
Xác định kích cỡ nón bảo hiểm
Kích thước của nón rất quan trọng, nó tạo cho bạn sự thoải mái khi đội và di chuyển trong quãng đường dài và bảo đảm an toàn khi xảy ra tai nạn. Do đó khi mua nón bảo hiểm nên chọn loại đúng kích cỡ và ôm trọn phần sọ, tránh chọn nón bảo hiểm quá chật hoặc quá rộng.
Để xác định kích cỡ nón bạn cần 1 thước dây, loại thước thường được những thợ may dùng. Sau đó đặt 1 vòng quanh trán, cách mắt khoảng 4cm để đo đường kính đầu của bạn, và đem đi so sánh với bảng size của nhà sản xuất.
Cần lưu ý là mỗi nhà sản suất sẽ có một cách tính size khác nhau, do đó nên kiểm tra cẩn thận trước khi chọn mua, và nên đội thử để xem tầm nhìn có phù hợp khi tham gia giao thông hay không, để có sự lụa chọn phù hợp nhất.
Thương hiệu và tem trên nón bảo hiểm
Hiện tại có rất nhiều thương hiệu uy tín và đạt chuẩn mà bạn có thể chọn mua như HJC, Protect, Andes, Honda,… Những thương hiệu này thường có cửa hàng lớn, web rao vặt, bạn có thể đến đấy xem và tham khảo tránh mua những nón bảo hiểm được bày bán ở lề đường.
Nón bảo hiểm chính hãng phải có đầy đủ các thông tin của nhà sản xuất, nếu như không có thì 90% đó là hàng giả, nhái và kém chất lượng. Thông tin của nhà sản xuất bao gồm:
- Tên sản phẩm
- Địa chỉ, cơ sở sản xuất
- Kích thước nón
- Ngày tháng năm rõ ràng
- Tem chống hàng giả CR
Thông tin về sản phẩm
Thỏa mãn các yêu cầu như ghi tên sản phẩm là mũ bảo hiểm dùng cho người đi xe máy, mô tô, ghi rõ tên và địa chỉ các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, xuất xứ hàng hóa, ngày tháng năm sản xuất.
Nhẹ và không gây mỏi cổ
Cỡ mũ được khuyên dùng là 520 mg, 540 mg, 560 mg, 580 mg và 600mg. Trọng lượng của mũ càng nhẹ càng tốt, nhất là với các chị em phụ nữ. Không nên chọn loại mũ nặng quá 1 kg sẽ gây mỏi cổ, khó chịu khi tham gia giao thông ảnh hưởng đến việc lái xe.
Một mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải đầy đủ 3 lớp: vỏ mũ, lớp lót trong và dây đeo
- Vỏ mũ bảo hiểm phải được sản xuất bằng chất liệu đạt tiêu chuẩn như nhựa ABS, sợi carbon hoặc sợi thủy tinh. Đây là những loại nguyên liệu có độ bền cao giúp cho chiếc mũ có được độ an toàn hơn rất nhiều so với nhựa thông thường.
- Vỏ phải có bề mặt nhẵn, không có vết nứt, đảm bảo chịu được tác động khi bị va chạm.
- Lớp lót phải đạt tiêu chuẩn về độ dày, khả năng hấp thụ xung động trong trường hợp không may xảy ra va chạm. Lõi xốp thường được làm từ nhựa EPS giúp các hạt xốp được nén nhiều lớp và kích nở ở nhiệt độ 90 độ C nên độ vững chắc và đàn hồi cao.
- Cấu tạo bên trong mũ bảo hiểm cũng cần được trang trí các khe thông gió giúp người đội nó cảm thấy thoải mái hơn không bị ngứa da đầu hoặc thấy không thoải mái khi đi đường xa.
- Kính bảo hiểm làm từ chất liệu nhựa trong suốt, có độ dẻo cao với tính năng đàn hồi hiệu quả, có tác dụng trong những trường hợp có va chạm mạnh tới kính thì kính mũ không vỡ và gây chấn thương vùng mặt.
- Độ trong đồng đều của kính cũng là yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng tới tầm nhìn của người sử dụng, nếu như kính có độ trong không đều thì hình ảnh qua kính cũng sẽ bị biến dạng.
- Hãy luôn đảm bảo kính có góc quan sát tốt, không bị chói với ánh sáng của đèn và cần phải có độ dẻo dai tốt, có thể bẻ gấp mà không bị gãy.
- Dây đeo phải đảm bảo độ đàn hồi, không giãn ra trong quá trình di chuyển, có thể thử bằng cách co tay để thử. Dây đeo phải mịn, khi kéo căng phải thật chắc chắn.
- Quai mũ cần phải có miếng giữ cố định ở cằm khi đội, phần khóa mũ phải được làm bằng nguyên liệu nhựa tốt để có thời gian sử dụng lâu.